Đánh tín hiệu Trò_chơi_Bayes

‘’Trò chơi đánh tín hiệu’’ là một ví dụ về trò chơi Bayes. Trong trò chơi này, bên nắm giữ thông tin (bên đại lý - ‘‘agent’‘) biết rõ kiểu người chơi của bản thân, trong khi bên thiếu thông tin (bên chủ - ‘‘principal’‘) không biết kiểu người chơi của đối phương (bên đại lý - agent). Trong một số trò chơi như vậy, bên chủ có thể suy diễn ra kiểu người chơi của bên đại lý, dựa vào những hành động mà bên đại lý đã thực hiện (như là tín hiệu gửi đến bên chủ) trong thể cân bằng riêng rẽ (‘‘separating equilibrium’‘).

Một ví dụ cụ thể của trò chơi đánh tín hiệu là mô hình chợ việc làm. Người chơi bao gồm ứng viên (bên đại lý – nắm giữ thông tin) và nhà tuyển dụng (bên chủ - thiếu thông tin). Có hai kiểu người chơi của ứng viên, ứng viên có kĩ năng và ứng viên không có kĩ năng. Nhà tuyển dụng không biết ứng viên thuộc loại có kĩ năng hay không, nhưng lại biết rằng 90% ứng viên không có kĩ năng, và chỉ có 10% có kĩ năng (kiểu người chơi ‘có kĩ năng’ có xác suất 0.1 và kiểu người chơi ‘không có kĩ năng’ có xác suất 0.9).

Khoảng hành động của nhà tuyển dụng là tập hợp số tự nhiên, biểu diễn số tiền lương, được sử dụng để lập hợp đồng, dựa trên hiệu quả công việc họ mong đợi từ ứng viên. Trả lương cao cho ứng viên có kĩ năng sẽ đem lại cho nhà tuyển dụng khoản thu hoạch lớn hơn, trong khi tiền lương trả cho ứng viên không có kĩ năng sẽ đem lại hiệu quả không rõ rệt. Do đó, khoản thu hoạch của nhà tuyển dụng được xác định bởi kĩ năng của ứng viên (nếu ứng viên chấp nhận hợp đồng) và khoản tiền lương được thanh toán. Một điểm quan trọng là, nhà tuyển dụng lựa chọn hành động (đưa ra mức lương bao nhiêu) dựa vào niềm tin về kĩ năng của ứng viên, và niềm tin này đa phần được xác định nhờ vào dấu hiệu do ứng viên đưa ra.

Các hành động ứng viên có thể thực hiện bao gồm 2 hành động: hoặc đi học đại học, hoặc bỏ đại học. Đối với ứng viên có kĩ năng, học đại học tốn ít chi phí về tiền bạc/ công sức hơn, vì họ có thể nhận được học bổng, học tập cũng dễ dàng hơn, v.v. Bằng đại học là một ‘’dấu hiệu’’, một phương tiện giúp ứng viên truyền đạt tới nhà tuyển dụng rằng họ có kĩ năng thực sự

Một chiến lược mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng, đó là đưa ra mức lương cho phép ứng viên có kĩ năng đi học đại học, (do chi phí thấp hơn) nhưng không đủ cho ứng viên không có kĩ năng bù đắp cho chi phí học đại học. Điều này sẽ tạo ra thể cân bằng riêng rẽ (‘‘separating equilibrium’‘): ứng viên có kĩ năng có thể đánh tín hiệu về kĩ năng của mình, bằng cách đi học đại học, và ứng viên không có kĩ năng không thể làm vậy được. Nhà tuyển dụng có thể quan sát ứng viên nào có thể đi học đại học, và từ đó đạt được khoản thu hoạch cao nhất, bằng cách tăng lương cao cho nhân viên có kĩ năng và lương thấp cho nhân viên không có kĩ năng.